Menu

Đăng Ký Tư Vấn

Cờ Trung Quốc (Quốc kỳ): Lịch sử, ý nghĩa và những điều bạn cần biết

Lá cờ Trung Quốc là một biểu tượng quốc gia quan trọng và có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Trung Quốc. Trong bài viết này, Vimiss sẽ mang tới cho bạn cái nhìn sâu hơn về quốc kỳ Trung Quốc về mặt ý nghĩa, lịch sử phát triển và vai trò của nó trong đời sống hàng ngày.

Ý nghĩa của lá cờ trong văn hoá Trung Quốc 

Không chỉ riêng Trung Quốc, lá cờ tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều mang trong mình nhiều ý nghĩa thiêng liêng. 

Tại Trung Quốc, lá cờ là biểu tượng của quốc gia, đại diện cho sự đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nó thể hiện lòng tự tôn dân tộc và đoàn kết của một quốc gia. 

Ngôi sao năm cạnh màu vàng là biểu thị đoàn kết của tầng lớp xã hội và các dân tộc thiểu số Trung Quốc, đây là tinh thần đoàn kết, đồng lòng giữa các nhóm dân tộc và các tầng lớp của đất nước tỷ dân. 

Lá cờ Trung Quốc tôn vinh lịch sử và di sản của quốc gia, đánh dấu các cột mốc lịch sử hào hùng trong các cuộc chiến tranh giành độc lập và sự nắm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Quốc kỳ đồng thời là một phần quan trọng không thể thiếu trong các sự kiện văn hoá và lễ hội, như trong các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các ngày lễ trọng đại của quốc gia. 

Lịch sử phát triển của lá cờ Trung Quốc 

Trong các giai đoạn lịch sử, Trung Quốc đã trải qua nhiều biểu tượng cờ quốc gia khác nhau.

1. 黄龙旗 – Cờ Hoàng Long

Từ xa xưa, hoàng đế được coi là “thiên tử” (con của trời) vì vậy hình ảnh rồng vàng đã được Từ Hi Thái hậu chọn làm quốc hiệu của thời nhà Thanh vào cuối thế kỷ 19. Hình ảnh viên ngọc trai trên đỉnh đầu rồng như một biểu tượng của sự giàu có, may mắn và thịnh vượng. 

/upload/image/Flag_of_China_(1889%E2%80%931912).svg.png
Cờ Hoàng Long Trung Quốc

Quốc kỳ Hoàng Long được treo trên khắp đất nước cho đến khi Cách mạng năm 1911 lật đổ nhà Thanh bùng nổ và từ đó quốc kỳ tượng trưng cho sự cai trị của đế quốc nhà Thanh bị bãi bỏ. 

2. 五色旗 – Cờ ngũ sắc

Cờ ngũ sắc đại diện cho Trung Hoa Dân Quốc được chính thức đưa ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1911 bởi Tôn Trung Sơn - Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc tại đại hội được diễn ra tại Nam Kinh do đại biểu của 17 tỉnh trên cả nước tổ chức. Năm màu đỏ, vàng, xanh, trắng và đen đại diện cho 5 nhóm dân tộc chính ở Trung Quốc là Hán, Mãn, Mông Cổ và Tây Tạng. Lá cờ thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nhóm dân tộc khác nhau tại Trung Quốc. 

/upload/image/co-ngu-sac-trung-quoc.jpg
Cờ ngũ sắc Trung Quốc

3. 国民党政府时期的中华民国国旗 – Cờ Quốc dân Đảng

Một thời gian sau khi cờ ngũ sắc được lựa chọn làm Quốc kỳ, Tôn Trung Sơn cho rằng lá cờ này không còn phù hợp vì 5 sọc ngang chồng lên nhau gợi đến sự phân biệt tầng lớp xã hội như thời phong kiến. 

Vì thế từ năm 1917, cờ Quốc dân Đảng được sử dụng với ba màu xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho ba nguyên tắc của chủ nghĩa Tam Dân là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Đặc biệt, nền đỏ trên lá cờ là hình ảnh tượng trưng cho máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong cuộc lật đổ nhà Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. 

/upload/image/co-quoc-dan-dang.jpg
Cờ quốc dân đảng Trung Quốc

4. Quốc kỳ Trung Quốc hiện tại 

Từ ngày 15 - 26 tháng 7 năm 1949, khắp các mặt báo lớn tại Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Báo Giải phóng Bắc Kinh, Tân Dân Báo, Nhật báo Đại chúng, v.v. đăng thông báo tìm kiếm quốc kỳ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc với các yêu cầu về quốc kỳ như: 

  1. Đảm bảo đặc điểm của Trung Quốc (như lịch sử, văn hoá,...)
  2. Đặc điểm của chế độ (chuyên chính dân chủ nhân dân lấy liên minh công nông làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo)
  3. Hình dạng là hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, lấy sự trang nghiêm và giản dị làm chính
  4. Màu sắc lấy màu đỏ làm chính, có thể phối những màu khác

Sau hơn 1 tháng đăng thông báo, Uỷ ban đã nhận được 2992 mẫu quốc kỳ trong đó có 38 mẫu được trình lên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thảo luận. 
Ngày 27 tháng 9, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc quyết định thông qua phương án cờ nền đỏ năm sao và tới ngày 29 tháng 9, Nhân dân Nhật báo đăng mẫu và phương pháp sản xuất quốc kỳ mới. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, lá cờ đỏ năm sao đầu tiên được kéo lên ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào lễ thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thiết kế và màu sắc của lá cờ Trung Quốc hiện nay 

Hiện nay, Quốc kỳ Trung Quốc được thiết kế với nền đỏ, hình chữ nhật, phía góc trên bên trái có hình một ngôi sao lớn và bên phải nó là bốn ngôi sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn. Ngôi sao lớn tượng trưng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, bốn ngôi sao nhỏ là biểu tượng của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, gia cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản dân tộc.  

/upload/image/Co-Trung-Quoc.jpg
Cờ Trung Quốc

Với thiết kế này, màu đỏ tượng trưng cho các cuộc cách mạng hào hùng gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước. Sự hoà hợp của năm ngôi sao tượng trưng cho tinh thần đoàn kết nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. 

Quốc kỳ trong đời sống hàng ngày của nhân dân Trung Quốc 

Trong cuộc sống thường nhật, Quốc kỳ Trung Quốc xuất hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống hằng ngày. Nó được treo tại các cơ quan chính phủ, trường học, bệnh viện và nhiều nơi khác. Trong các ngày lễ của quốc gia hay các sự kiện quan trọng chúng ta luôn thấy sự xuất hiện của Quốc kỳ, điều này cũng là nét đẹp văn hoá thường thấy ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. 

/upload/image/la-co-trung-quoc-nhu-the-nao4.jpg
Cờ Trung Quốc trong cuộc sống người dân

Ngoài ra, Quốc kỳ Trung Quốc cũng thường xuất hiện trên sản phẩm tiêu dùng và nhiều sản phẩm khác. Quốc kỳ không chỉ là biểu tượng quốc gia mà còn là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc của nhân dân Trung Hoa. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về lá cờ Trung Quốc hiện nay, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hoá Trung Quốc nhé.

Có thể bạn quan tâm

ĐK tư vấn

ĐK học bổng

Gọi điện

Test học bổng

Đăng Ký Tư Vấn

Test khả năng đậu học bổng

Đăng Ký Học Bổng

Họ và Tên *
Email*
Điện Thoại*
Tỉnh Thành*
Bạn quan tâm học bổng quốc gia nào

Hotline tư vấn Hà Nội