Menu

Đăng Ký Tư Vấn

Tây Tạng Trung Quốc có gì?

Tây Tạng là một trong những khu tự trị của Trung Quốc. Nằm trên cao nguyên Thanh Tạng được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới” với độ cao trung bình trên 4.000m so mực nước biển, Tây Tạng vẫn luôn chứa đựng nhiều điều kỳ bí khiến bất cứ ai tìm hiểu cũng muốn đến nơi đây. Cùng du học VIMISS khám phá xem Tây Tạng Trung Quốc có gì nhé!

1. Tổng quan về Tây Tạng

Về vị trí địa lý

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-1.jpg

Tây Tạng giáp tỉnh Thanh Hải , tỉnh Tứ Xuyên , tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Tân Cương ở phía đông và phía bắc, và giáp Myanmar , Ấn Độ , Bhutan , Nepal và các quốc gia khác ở phía tây và nam. Thủ phủ là thành phố Lhasa.

Tây Tạng là một phần của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng; Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có diện tích 2,5 triệu km2, chiếm 1/4 tổng diện tích của Trung Quốc, có độ cao trung bình hơn 4.000 mét so với mực nước biển. Cao nguyên Tây Tạng nằm trong khu vực chính của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

Về kinh tế

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-4.jpg
Du lịch đã giúp kinh tế Tây Tạng có nhiều bước nhảy vọt

Người Tây Tạng theo truyền thống phụ thuộc vào nông nghiệp để sinh tồn. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, các công việc khác như lái xe taxi và bán lẻ khách sạn đã trở nên khả dụng sau cải cách kinh tế của Trung Quốc .

Ngoài nông nghiệp truyền thống và chăn nuôi, việc khai thác du lịch đã đem lại GDP của khu vực tăng lên đáng kể.

Về khí hậu

Khí hậu của Tây Tạng rất độc đáo, phức tạp và đa dạng do ảnh hưởng của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Khí hậu lạnh và khô ở phía Tây Bắc và ấm áp và ẩm ướt ở phía Đông Nam.

Vì vậy, các kiểu khí hậu từ đông nam đến tây bắc là: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới cao nguyên, vùng cận lạnh cao nguyên , vùng băng giá cao nguyên và các kiểu khí hậu khác.

Ở khu vực núi cao và hẻm núi ở phía đông nam Tây Tạng và sườn phía nam của dãy Himalaya, khi địa hình càng lên cao, nhiệt độ càng giảm dần, khí hậu thay đổi theo chiều dọc từ khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới sang vùng ôn đới, vùng ôn đới lạnh và khí hậu vùng băng giá.

Cao nguyên Tây Tạng rộng lớn và giàu năng lượng, đặc biệt là năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng địa nhiệt. Tây Tạng có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào nhất Trung Quốc . Lhasa được mệnh danh là "Thành phố Ánh nắng" vì nơi đây nhận được hơn 3.000 giờ nắng mỗi năm.

Về tôn giáo

Tây Tạng là thánh địa của Phật giáo Mật Tông, khởi nguồn từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên do Songtsen Gampo, vị Tán phổ (quốc vương) là người đầu tiên đem Phật giáo đến Tây Tạng. Cùng với việc kết hôn cùng công chúa Văn Thành của nhà Đường và công chúa Bhrikuti Devi của Nepal, những người đã mang đến tượng Phật và nhiều kinh sách làm của hồi môn.

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-3.jpg
Tây Tạng với những sinh hoạt văn hóa kỳ bí

Giữa thế kỷ thứ VII, Songtsen Gampo cho xây dựng cung điện Potala và hai ngôi chùa Đại Chiêu (Jokhang) và Tiểu Chiêu (Ramoche) ở Lhasa. Đây là nơi thờ cúng chính thức, bên cạnh đó người dân có thể đến hành hương, lễ bái. Ngoài ra ông còn cử người sang Ấn Độ học Phật pháp, biên dịch kinh sách.

Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:

  • Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mã phái)
  • Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái)
  • Phái Sakya (Tát-ca phái)
  • Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách-lỗ phái)

Sinh hoạt tôn giáo nơi đây với nhiều nghi lễ phức tạp và biểu tượng huyền bí, trong đó nổi bật nhất là việc truyền thừa qua hình thức tái sinh của Phật sống.

Tôn giáo là một niềm tin, niềm tự hào của người dân Tây Tạng. Nếu đi du lịch đến đây, bạn nên tìm hiểu về đời sống văn hóa, tôn giáo của người dân như mặc trang phục kín đáo khi đến các tu viện, không chỉ tay hay vỗ đầu bất cứ ai.  để biết thêm về cuộc sống đa sắc màu nơi đây.

Về văn hóa

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-2.jpg

Người dân Tây Tạng có lối sống du mục trên khắp các thảo nguyên. Những ngôi nhà truyền thống ở Tây Tạng rất nhiều màu sắc, bao gồm không chỉ những chiếc lều có thể di chuyển đi bất cứ đâu mà còn cả những ngôi nhà có công trình dân dụng cố định, tháp canh bằng đá, những tòa nhà bằng tre hoặc gỗ và thậm chí cả những ngôi nhà trong hang động.

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-5.jpg
Sắc màu sặc sỡ tại Tây Tạng

Về ngôn ngữ

Tiếng Tây Tạng được dạy ở một số trường nhưng tại hệ thống giáo dục tiểu học và trung học được dạy chủ yếu bằng tiếng Quan thoại, tiếng Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học là bằng tiếng Trung Quốc.

2. Các địa danh du lịch nổi tiếng Tây Tạng

2.1. Cung điện Potala

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-6.webp

Cung điện Potala là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1649 đến năm 1959, đã trở thành bảo tàng kể từ đó và là Di sản Thế giới từ năm 1994. Cung điện được đặt tên theo Núi Potalaka , nơi ở huyền thoại của Bồ tát Quán Thế Âm.

Cung điện Potala lưu trữ 698 bức tranh tường, gần 10.000 cuộn tranh cùng nhiều tác phẩm điêu khắc và một bộ sưu tập tài liệu lịch sử quan trọng.

Nơi đây cũng chứa đựng nhiều hiện vật về Phật giáo như kinh sách Phật giáo, đồ cổ Trung Hoa và những món quà tặng cho các nhân vật tôn giáo bởi các quan chức và hoàng đế.

2.2. Chùa Đại Chiêu

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-6.jpg

Chùa Đại Chiêu là một trong những ngôi chùa Phật giáo Mật Tông Tạng truyền, ở quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa. Đối với người dân Tây Tạng, chùa Đại Chiêu là ngôi đền linh thiêng và quan trọng, là cõi Phật giữa dương thế, là địa hành hương đông đảo nhất tại Lhasa.

Đến đây bạn có thể chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa đa dạng của miền đất chư thiên luôn hiện diện rõ nét, sống động, thu hút mang đậm sắc màu tâm linh huyền bí, cùng những tâm hồn sùng kính hết mực.

2.3. Tu viện Tashilhunpo

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-7.jpg

Tu viện Tashilhunpo Tây Tạng tọa lạc trên sườn phía nam của núi Nyiseri ở phía tây của thành phố Shigatse, thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng.

Tu viện được xây dựng vào năm 1447 bởi Gedun Drub , đệ tử của triết gia Phật giáo nổi tiếng Je Tsongkhapa,  sau này được đặt tên là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất. Là tu viện lớn nhất ở khu vực Tsang cũng như là nơi ở truyền thống của các vị Ban Thiền Lạt Ma kế tiếp, dòng tulku cấp cao thứ hai trong truyền thống Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

Tu viện là nơi trưng bày Tượng Phật Jampa bằng đồng cao nhất và lớn nhất thế giới. Phật Jampa trong Phật giáo Tây Tạng là Phật Di Lặc trong Phật giáo Trung Quốc, người cai quản tương lai. Tượng Phật này cao 26,2 mét. Ngồi trên tòa sen cao 3,5 mét, ngài nhìn xuống toàn bộ tu viện. Tượng Phật được trang trí bằng hơn 1.400 đồ trang sức quý giá như ngọc trai, kim cương và san hô. Theo ghi chép, tượng Phật được đúc bởi 110 nghệ nhân trong bốn năm.

Một số lưu ý khi đi du lịch tại Tây Tạng

  • Uống thuốc chống sốc độ cao: Bạn sẽ dễ bị thiếu oxy do càng lên cao, không khí càng loãng, đặc biệt cần lưu ý uống ít nhất 2,5-3 lít nước/ngày để lưu thông khí huyết.
  • Đem bình oxy mini
  • Trang bị đầy đủ kem chống nắng
  • Mặc nhiều lớp quần áo vì nhiệt độ chênh lệch cao
  • Mang các loại thuốc về giảm đau, thuốc mỏi vai cổ, nước muối loãng để nhỏ mũi...

3. Ẩm thực Tây Tạng

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-8.jpg
Ẩm thực dựa vào nguyên liệu của cuộc sống du mục

Thịt và các sản phẩm từ sữa chiếm phần lớn trong chế độ ăn hàng ngày của người dân sống ở vùng cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng lạnh giá khắc nghiệt, giúp người dân chống chọi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Hương vị của món ăn Tây Tạng nhẹ nhàng, ngoại trừ muối, hành và tỏi, nhiều món ăn nhìn chung không sử dụng gia vị cay. Khi nói đến việc ăn thịt, người Tây Tạng có nhiều điều cấm kỵ. Nói chung chỉ ăn thịt bò và thịt cừu. Không ăn thịt ngựa, lừa, la, đặc biệt là thịt chó.

Bơ , trà , tsampa , thịt được mệnh danh là tứ bảo trong chế độ ăn uống của người dân Tây Tạng. Ngoài ra, còn có rượu lúa mạch vùng cao và các sản phẩm từ sữa khác nhau.

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-9.jpg
Rượu lúa mạch

Rượu lúa mạch vùng cao ở Khu tự trị Tây Tạng được ủ trực tiếp từ lúa mạch vùng cao và có nồng độ cồn thấp. Người Tây Tạng, cả nam lẫn nữ, già trẻ đều thích uống, là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ hội.

/upload/image/tin-tuc/tay-tang-10.jpg
Trà bơ là đồ uống người Tây Tạng luôn dùng để mời khách

Trà bơ là thức uống không thể thiếu của người Tây Tạng ở Khu tự trị Tây Tạng. Gồm có bơ, muối và trà. Bơ được làm từ ​​sữa bò và sữa dê là ngon nhất. Bơ vàng chiết xuất từ ​​sữa bò vào mùa hè là ngon nhất, còn bơ chiết xuất từ ​​sữa dê có màu trắng tinh khiết.

Du lịch Tây Tạng sẽ đem lại cho bạn hành trình đi trên "chuyến tàu cao nhất thế giới" hay trải nghiệm văn hóa tôn giáo với những trang phục truyền thống đầy sắc màu của người dân bản địa. Các bạn du học sinh có cơ hội hãy đi khám phá Tây Tạng nhé, nhất định sẽ không làm bạn thất vọng.

Có thể bạn quan tâm

Đăng Ký Tư Vấn

Test khả năng đậu học bổng

Đăng Ký Học Bổng

Họ và Tên *
Email*
Điện Thoại*
Tỉnh Thành*
Bạn quan tâm học bổng quốc gia nào

Hotline tư vấn Hà Nội