Menu

Đăng Ký Tư Vấn

Phong tục tập quán của Trung Quốc bạn nên biết khi đi du học

Tổng quan phong tục tập quán của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết đời sống của mỗi địa phương sẽ có những phong tục khác mà khi đi du học Trung Quốc, các bạn du học sinh nên biết trước để tránh tạo nên ấn tượng chưa tốt ở lần gặp đầu tiên nhé! Cùng du học VIMISS điểm qua một số phong tục tập quán của Trung Quốc trong sinh hoạt đời sống nhé!

Một số phong tục tập quán của Trung Quốc trong cuộc sống hàng ngày

1. Khi chào hỏi

/upload/image/tin-tuc/phong-tuc-tap-quan-tq-1.jpg

Bắt tay là hình thức chào hỏi lịch sử khi gặp người mới. Tuy nhiên không nên bắt tay quá chặt. Khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước. Bắt tay với người mình kính trọng nên dùng cả hai tay để ôm lấy tay đối phương. Dùng một tay sẽ chỉ ý ngang hàng với đối phương.

Không dùng ngón tay chỉ về phía người mình muốn giới thiệu, nếu dùng cả bàn tay để hướng về phía người mình muốn giới thiệu.

/upload/image/tin-tuc/phong-tuc-tap-quan-tq-2.png
Không chỉ tay vào người khác

Khi mới quen không nên hỏi một số vấn đề riêng tư như gia đình, tiền bạc... Khi đã quen biết thì có thể hỏi nhau như Ăn cơm chưa, đi đâu đấy, làm gì đấy... Đôi khi người hỏi cũng không cần nghe câu trả lời mà coi đó chỉ như một lời chào.

Trong trường học, giáo viên là chức danh thể hiện sự kính trọng. Dù là giáo sư đứng lớp hay trợ giảng hành chính thì ai cũng có thể được gọi là "thầy". Chẳng hạn như "Thầy Lý", "Thầy Vương". Việc gọi ai đó bằng tên được coi là bất lịch sự. Hoặc có thể gọi kèm theo ngành nghề, vị trí...

2. Trong ăn uống

Cũng như Việt Nam và các quốc gia châu Á khác, đôi đũa dùng để gắp thức ăn và đôi đũa cũng có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc. Khi ăn không được cắm đũa vào bát cơm, không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ, khi làm cơm cúng cho người đã khuất. Ngoài ra, khi bạn chủ động gắp đồ ăn cho người khác thì có thể đổi đầu đũa.

Ợ hơi sau khi ăn không phải là xấu, tuy nhiên khi ăn với những người lớn tuổi, bậc đáng tôn kính thì không nên làm như vậy.

Khác với các nước phương Tây, hầu hết các nhà hàng ở Trung Quốc không có văn hóa sử dụng tiền tip.

/upload/image/tin-tuc/phong-tuc-tap-quan-tq-3.jpg
Văn hóa AA cần thực hiện đúng chỗ

Văn hóa AA (chia đôi tiền khi ăn) hiện được giới trẻ ưa chuộng. Nếu bạn là người mời, chiêu đãi khách quý thì sẽ thanh toán toàn bộ.

3. Một số quy tắc ứng xử trong đời sống khác

Trong tiếng Trung Quốc, từ “đội mũ xanh” có phát âm gần giống với cụm từ “cắm sừng”. Vì vậy, bạn sẽ không thấy người Trung Quốc đội mũ màu xanh lá cây bao giờ. Thậm chí việc tặng mũ cũng rất ít. Khi đưa hoặc nhận đồ nên dùng bằng cả hai tay. Đây là một phép lịch sự của người Trung Quốc để thể hiện sự tôn trọng với người khác, đặc biệt là trong trường hợp người trẻ và người kém tuổi đưa cho người lớn tuổi và cấp trên.

/upload/image/tin-tuc/phong-tuc-tap-quan-tq-4.jpg
Nhận quà bằng cả 2 tay

Ngoài ra một số món đồ kiêng kỵ dùng làm quà như đồng hồ, tặng ô vì phát âm của những từ này trong tiếng Trung có sự tương đồng với những từ chia xa, chia ly. Vậy nên các bạn du học sinh lưu ý khi mua đồ tặng thầy cô nha. Thông thường du học sinh Việt Nam sẽ tặng một số món đặc sản như cà phê, bánh kẹo... Khi được tặng quà hay lì xì không nên mở trước mặt người tặng nếu người tặng không nói.

/upload/image/tin-tuc/phong-tuc-tap-quan-tq-5.jpg
Không nên dùng màu đen để gói quà

Trong quy tắc sử dụng màu sắc. Vào các dịp lễ tết hay sự kiện hân hoan vui mừng sẽ thường dùng màu đỏ. Còn trong đám tang sẽ dùn màu trắng. Màu trắng trong tang lễ ở Trung Quốc được xem là màu sắc của sự tang thương và tiếc nuối. Ở các lễ tang, người Trung Quốc thường mặc những bộ quần áo có màu trắng để thể hiện sự thành kính, tôn trọng với người đã khuất.

Số 4 thường được xem là xui xẻo ở Trung Quốc vì cách phát âm khá gần với từ “tử”. Do đó, người Trung Quốc hạn chế sử dụng số 4 trong cuộc sống hàng ngày, từ việc chọn số điện thoại, chọn ngày cưới, đặt số nhà ở tầng chung cữ hay bất cứ sản phẩm kinh doanh có xuất hiện số 4.

Trên đây là một số quy tắc giúp bạn nhanh chóng hòa hợp với cuộc sống mới. Phong tục tập quán là những thói quen hàng ngày không phải dễ để khiến người khác bỏ hay thay đổi. "Nhập gia tùy tục" là cách để bạn gây được thiện cảm và thích nghi trong mọi môi trường sống. Nếu bạn đi du học Trung Quốc ở khu vực nào thì có thể tìm hiểu thêm về các phong tục tập quán của từng địa phương để biết thêm về văn hóa và ứng xử đúng quy tắc nhé!

 

Có thể bạn quan tâm

Đăng Ký Tư Vấn

Test khả năng đậu học bổng

Đăng Ký Học Bổng

Họ và Tên *
Email*
Điện Thoại*
Tỉnh Thành*
Bạn quan tâm học bổng quốc gia nào

Hotline tư vấn Hà Nội