Menu

Đăng Ký Tư Vấn

Cô gái Việt Nam duy nhất đạt học bổng chính phủ toàn phần ĐH nhân dân Trung Quốc 2021

Trịnh Thu Phương, học sinh trường THPT chuyên Hạ Long - Cô gái Việt Nam duy nhất đạt học bổng chính phủ toàn phần Đại học nhân dân Trung Quốc chia sẻ về phương pháp học tốt tiếng Trung và kinh nghiệm apply học bổng du học Trung Quốc

Hiện nay học ngôn ngữ đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là số lượng người học tiếng Trung cũng ngày một tăng lên đáng kể. Nhiều bạn muốn học giỏi tiếng Trung, nhưng còn ngại, còn sợ tiếng Trung khó, sợ không đủ kiên trì để học.

Vậy thì đứng trước câu hỏi tiếng Trung liệu có khó như lời đồn, apply học bổng du học Trung Quốc cần lưu ý những gì? Chúng ta hãy cùng theo chân VIMISS tìm hiểu chia sẻ của bạn Trịnh Thu Phương - cô gái đạt nhiều thành tích cao trong quá trình học tiếng Trung, và gần đây đã xuất sắc trở thành người Việt Nam duy nhất nhận được học bổng chính phủ (CSC) toàn phần hệ đại học trường Đại học Nhân dân Trung Quốc. Để có thêm những kinh nghiệm bổ ích học tốt tiếng Trung và apply học bổng du học Trung Quốc nhé!

/upload/image/goc-chia-se/co-gai-viet-nam-duy-nhat-dat-hoc-bong-toan-phan-tai-dai-hoc-nhan-dan-trung-quoc.jpg

Giới thiệu khách mời

Bạn Trịnh Thu Phương, học sinh trường THPT chuyên Hạ Long không chỉ có rất nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình học tiếng Trung, mà còn tham gia và mang về cho mình nhiều chứng chỉ ngoại khoá.

  • Giải nhất HSG Quốc gia môn tiếng Trung năm học 2020 - 2021
  • Giải nhất HSG Tỉnh môn tiếng Trung 03 năm học liên tiếp 2018-2021
  • Huy chương vàng HSG Vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ môn tiếng Trung năm học 2018 - 2019
  • Gương mặt trẻ tỉnh Quảng Ninh năm 2020 lĩnh vực học tập
  • Một trong 20 Tài năng trẻ tỉnh Quảng Ninh năm 2019
  • HSK 6: 281/300
  • HSKK Cao cấp: 86/100
  • Top 6 cuộc thi Bila Debatable
  • Top 6 cuộc thi tranh biện tiếng Hoa 2021

Chính nhờ thành tích học tập đáng nể và một bộ hồ sơ đẹp như vậy, vừa qua, Phương đã xuất sắc nhận được học bổng chính phủ (CSC) toàn phần hệ đại học, ngành luật trường Đại học Nhân dân Trung Quốc.

/upload/image/goc-chia-se/dai-hoc-nhan-dan-trung-quoc.jpg

Phương pháp học tốt tiếng Trung

Học tiếng Trung có khó hay không?

Chia sẻ với VIMISS về câu hỏi này, Phương cười trả lời: “Đây là câu hỏi mình nhận được mỗi khi giới thiệu ngôn ngữ mình học. Đối với mình không có gì khó, cũng không có gì dễ. Chúng ta cảm thấy khó khi chưa biết, nhưng mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi ta đã nắm chắc kiến thức. Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được phương pháp học phù hợp với bản thân.”

Phương chia sẻ về phương pháp học các kĩ năng tiếng Trung như sau:

(a) Phần Nghe

Mình ưu tiên sở thích khi chọn nguồn để nghe, và theo thứ tự từ dễ đến khó. Mình thường xem chương trình giải trí, xem phim hoặc nghe nhạc mỗi khi mình rảnh. (Mình sẽ liệt kê một số chương trình yêu thích của mình ở phần để các bạn tham khảo)

Tuy nhiên, chỉ nghe không sẽ không hiệu quả đến thế. Điều quan trọng nhất là cách nghe: 

  • Với chương trình, phim ảnh: Ban đầu, khi chưa biết nhiều từ vựng, mình sẽ xem bản có phụ đề tiếng Việt để hiểu nghĩa. Khi đã vốn từ phong phú hơn, mình sẽ xem bản gốc, và chăm chú lắng nghe. Nếu gặp từ nào không nghe ra, mình sẽ nhìn xuống phần phụ đề bằng tiếng Trung, note lại để sau khi xem xong thì tiến hành tra từ, mở lại video và xem lần thứ hai để biết cách đọc cũng như cách sử dụng.
  • Với việc nghe nhạc: Mình thường nghe một lần để thưởng thức, nghe kỹ lần hai để hiểu nghĩa, và vừa nghe lại lần ba vừa xem lời bài hát để kiểm tra kỹ năng của mình, đồng thời học thêm từ mới qua bài hát.

Ngoài ra, nếu gặp một từ không nghe ra, hoặc không hiểu, mình sẽ nghe đi nghe lại đến khi nào hiểu thì thôi. Người của mỗi vùng miền sẽ có cách khác âm khác nhau, vì vậy đôi khi có thể sẽ rất khó để nghe ra từ chính xác: 

Ví dụ: người dân của một số vùng thường thêm 儿 vào cuối từ, cuối câu, hoặc đôi khi còn nhầm lẫn giữa hai phụ âm f và h,...). 

Qua đó, chúng ta vừa biết thêm văn hóa Trung Hoa, vừa nghe được giọng của nhiều địa phương khác nhau, giúp việc giao tiếp với người Trung dễ dàng hơn.

(b) Phần Nói:

Mình học phiên âm, thanh điệu, nguyên âm, phụ âm ngay từ buổi học đầu tiên và được chỉnh sửa, uốn nắn từ đầu. Việc phát âm khá dễ với mình nhưng đôi khi vẫn sẽ bị nhầm thanh 1 và thanh 4. Khi mình nói mình không nhận ra điều đó, nhưng khi nghe lại phần ghi âm, mình phát hiện có rất nhiều chỗ bị sai và không rõ ràng. Nhờ việc nghe lại, mình dần sửa được phát âm của mình và nhận ra nếu muốn nói tốt thì phải nghe tốt, nghe để phân biệt được các thanh với nhau.

Vì vậy, sau khi đã nghe tốt, hãy tìm những video dạy phát âm hoặc bạn đơn giản chỉ cần sử dụng ứng dụng từ điển, google để nghe cách phát âm của từ. Nghe thật nhiều để phân biệt được các thanh điệu, cũng như biết cách phát âm đúng. Điều này sẽ giúp bạn sửa lỗi dễ dàng hơn.

(c) Phần Đọc

Kỹ năng này chủ yếu cần từ vựng, ngữ pháp và khả năng đoán từ (cách học từ vựng cụ thể mình sẽ nói ở mục 3).

Trong lúc đọc mình thường dùng bút gạch chân từ mới và những điểm ngữ pháp quan trọng, và ghi chú bên cạnh sau khi đã đọc xong. Cần lưu ý là không nên vừa đọc vừa tra vì điều này sẽ khiến mạch tư duy bị đứt quãng và bạn khó có thể nhớ được nội dung bài đọc.

(d) Phần Viết: Nhớ cách viết từ

- Để nhớ được từ, đối với mình, cách duy nhất là viết thật nhiều, viết đi viết lại. Nhưng mình không dành thời gian để ngồi cặm cụi chép từ từng hàng một mà mình viết bằng cách sử dụng từ. 

- Có một mẹo khi không nhớ từ, đó là viết đi viết lại những nét mình nhớ ra nháp và thử ghép các bộ khác vào. Việc quên từ có thể không phải do bạn không học mà là do vấn đề tâm lý. Làm như vậy sẽ gợi lại cho bạn ký ức về các nét của từ và dần nhớ ra cách viết. Điều đó cũng chứng tỏ tầm quan trọng của việc học bộ thủ, vì khi nhớ và hiểu sự liên quan giữa bộ thủ, cách này sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Kinh nghiệm apply học bổng chính phủ toàn phần hệ đại học trường Đại học nhân dân Trung Quốc

Đại học nhân dân Trung Quốc là một trong những trường đại học Top đầu, là trường tổng hợp trọng điểm quốc gia chuyên về khoa học xã hội và nhân văn. 

/upload/image/goc-chia-se/truong-dai-hoc-nhan-dan-trung-quoc.jpg
Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc (中国人民大学 - RENMIN UNIVERSITY OF CHINA (RUC)

Chia sẻ với VIMISS về lý do chọn ngành luật Đại học nhân dân Trung Quốc, Phương có nói:

Xuất phát từ việc em muốn làm ở công ty đa quốc gia, mà trong các vị trí thì em hứng thú với pháp chế và cố vấn kinh tế. Đặt trước hai con đường là học Kinh tế hoặc học Luật, em rất phân vân. Em không quá kém môn Toán nhưng lại rất sợ. Khi đi du học thì em cũng muốn học trường “rank cao”, trong môi trường đó em nghĩ em sẽ không thể so được với các bạn người Trung học giỏi Toán, các bạn không có dùng đến máy tính khi học cấp ba. Điều đó khiến em cảm thấy áp lực và khá chắc là sẽ khó để em không theo được. Vì vậy, Luật là lựa chọn cuối cùng mà em có. Nhưng, em cũng nghĩ đến việc nếu như học đại học ngành Luật ở nước ngoài thì về Việt Nam sẽ khó tìm việc. Nên hướng giải quyết của em là học theo hướng Luật Quốc tế, tự học thêm về Luật Việt Nam dựa vào các tài liệu trên mạng hoặc hỏi các anh chị đi trước, và có thể là sẽ học lên cao.

Và vì chọn Luật nên em bắt đầu tìm hiểu các trường bên Trung. Trước khi xác định học Luật, em có nghe nói đến 五院四系 (Ngũ viện 五院 ở đây là 5 học viện Học viện Chính pháp Bắc Kinh, Học viện Chính pháp Tây Nam, Học viện Chính pháp Hoa Đông, Học viện Chính pháp Tây Bắc, Học viện Chính pháp Tây Bắc. Hiện 5 học viện này thì đều đã trở thành Đại học. Còn 四系 tứ hệ là khoa Luật của bốn trường đại học là Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Vũ Hán, Đại học Cát Lâm. Cộng thêm khi xem chương trình “令人心动的offer” của Trung về ngành Luật, em có hâm mộ một anh tên là Lý Hạo Nguyên, tài văn chương của anh ấy rất hay cũng như rất thông minh, và đặc biệt, anh ấy lại học trường Đại học Nhân dân Trung Quốc - trường top đầu về ngành Luật bên Trung. Sau khi tìm hiểu rank các đại học về chuyên ngành, và đọc review của mọi người, cũng như xét đến nguyện vọng, khả năng của bản thân, em đã quyết định học trường Đại học Nhân dân Trung Quốc.

MC: Phương đã apply thành công học bổng toàn phần chính phủ TQ, loại A của trường đại học top đầu như Đại học Nhân Dân. Em có thể chia sẻ cho mn về cách tìm hiểu học bổng và quy trình apply của em không?

Em được giới thiệu và biết đến học bổng của Cục hợp tác Quốc tế Bộ GD Việt Nam. Sau khi đọc kỹ yêu cầu, em thấy mình đã đủ điều kiện nên đã apply theo hướng dẫn chi tiết của bộ.

MC: Em có thể chia sẻ với mọi người cảm nhận khi trở thành du học sinh trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc và dự định tương lai?

Em cảm thấy rất là may mắn và hạnh phúc khi được trở thành sinh viên của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc. Dù chỉ tiếp xúc qua tin nhắn, nhưng em thấy thầy cô, các bạn và các anh chị khóa trên đều rất nhiệt tình thân thiện. Em đã apply câu lạc bộ tranh biện và hiệp hội pháp luật của khoa và mong là được đỗ để được học hỏi nhiều hơn.

Trong 4 năm học đại học, em sẽ cố gắng học thêm kiến thức về các ngành khác như kinh doanh để chuẩn bị dần cho việc học thạc sĩ, và quan trọng nhất là phải nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân. Ngoài ra, em dự định sẽ tham gia các cuộc thi tranh biện, cuộc thi liên quan đến pháp luật và một số các cuộc thi khác. Nhưng để thực hiện được những dự định này, em cần phải sang Trung Quốc trước, nên em mong tình hình dịch bệnh sẽ tốt lên để có thể học trực tiếp tại trường.

MC: Chị thấy kế hoạch học tập của Phương rất ấn tượng, đầy đủ, chi tiết và chắc chắn đã đóng góp phần không nhỏ vào thành công để Phương nhận được học bổng chính phủ toàn phần. Vậy để viết được một bản kế hoạch học tập hay, đặc biệt như vậy thì theo Phương nên chuẩn bị những gì? Yếu tố nào là quan trọng nhất?

Em nghĩ KHHT rất quan trọng và là cách để các thầy cô thấy được khả năng của bản thân trước khi phỏng vấn. Với những bạn có ít chứng chỉ ngoại khoá thì đây sẽ là thứ để các thầy cô đánh giá được các kỹ năng khác của các bạn. Còn với những bạn có nhiều chứng chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa thì đây sẽ là thứ để chứng minh hiệu quả những hoạt động ngoại khóa các bạn tham gia mang lại. Em nghĩ để viết một bản kế hoạch học tập tốt nên chuẩn bị kiến thức và sự cẩn thận, chăm chỉ. Phải có ngữ pháp chắc thì mới viết được KHHT hay, và phải có kiến thức cũng như kỹ năng về cách lên KH, về ngành mình học, về trường mình học. Viết KHHT là một việc rất tốn thời gian nên sẽ đòi hỏi sự cẩn thận và chăm chỉ.

 MC: Theo em, để có được bản kế hoạch học tập hay, hoàn thiện thì cần có những bước nào?

1. Tra cứu thông tin

Sau khi đã xác định được ngành và trường mình muốn học, thì cần tìm hiểu xem ngành này học gì, nên thực tập ở đâu, cần những kỹ năng gì. Và trường mình học thì có hướng đào tạo như thế nào, ngành mình học có những môn gì. Tất cả những thông tin này đều có thể tìm được trên google và website chính thức của trường, nên em nghĩ nếu mọi người muốn đầu tư vào KHHT thì đừng lười mà hãy dành thời gian để tra cứu thông tin kỹ lưỡng cẩn thận. Cũng có thể đọc thêm một số bài chia sẻ của các học sinh tại Trung Quốc hoặc các anh chị du học sinh để biết thêm về chương trình học.

2. Xác định bố cục, hình thức trình bày

Để làm được bước này, mọi người có thể đọc bài chia sẻ của các anh chị du học sinh trên các group, các trang web để định hình được bố cục của một kế hoạch học tập như thế nào, trong đó nên viết những gì, viết ra sao. Cần lưu ý là nên chọn cách phù hợp với bản thân, dễ nhìn, khoa học, không nhất thiết phải áp dụng 100%.

Với cá nhân em, em chọn bố cục như bố cục của một bản CV. Tức là mỗi phần sẽ có một title to, và rõ, chia ra từng phần rõ ràng. Phần đau đầu nhất là kế hoạch học tập. Với phần này, bạn có các lựa chọn như kẻ bảng, viết đoạn văn, gạch ý,... Mỗi cách lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Ví dụ, viết đoạn văn thì sẽ thể hiện được khả năng viết lách của bản thân, còn kẻ bảng thì sẽ rõ ràng, súc tích hơn,... Nhưng vì bên trên em đã viết khá nhiều đoạn văn dài trong phần tự giới thiệu, nên em chọn cách kẻ bảng. Còn một lý do nữa em chọn kẻ bảng là khi em lên KHHT, em thấy có một phần bị lặp lại ở các năm vì năm nào cũng có mục tiêu và cách thực hiện, nên em để phần đó là phần chung, còn các phần còn lại là phần riêng.

3. Bắt đầu viết

Em viết KHHT từ năm lớp 10, lên lớp 11 hoàn thiện dần và lớp 12 thì chính thức hoàn thiện. Trong quá trình này, em có sự thay đổi về nguyện vọng nên KHHT của em cũng thay đổi, khả năng tiếng Trung tốt hơn nên văn phong cũng như cách viết cũng thay đổi. Nhưng trong quá trình này thì em dần định hình được mình muốn viết gì, có thể viết gì trong KHHT, và đến năm lớp 12 thì em sẽ không quá khó khăn để hoàn thiện KHHT của bản thân.

Ngoài ra, trong quá trình viết, chúng ta sẽ biết được mình mắc ở đâu, cần bổ sung chỗ nào, nên phải bắt tay vào viết, viết nhiều.

4. Tham khảo và xin nhận xét

Sau khi viết xong, bạn có thể đưa cho giáo viên để thầy cô check và sửa giúp mình. Đừng sợ bị nhận xét hay phê bình vì điều này vừa giúp các bạn nâng cao khả năng viết của bản thân vừa giúp bạn có một bản KHHT hay hơn.

5. Đừng lười, đừng sao chép

Hiện nay trên mạng có rất nhiều thông tin, kể cả các bản KHHT mẫu. Các thầy cô đã duyệt rất nhiều hồ sơ nên nếu chúng ta sao chép thì sẽ khiến thầy cô có ấn tượng xấu và có thể bị loại. Đừng lười tra thông tin, đừng lười viết nha mọi người!

MC: Cuối cùng, em có lưu ý gì muốn chia sẻ cho các bạn đang có nguyện vọng apply học bổng du học Trung Quốc năm tới không?

Em nghĩ các bạn nên tìm hiểu xem có những học bổng gì, có những ngành gì, có những trường nào cấp học bổng rồi xem là cần yêu cầu gì để chuẩn bị dần. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia các nhóm học bổng để đăng bài hỏi hoặc đọc bài các bạn khác để rút kinh nghiệm. Hoặc học từ video, bài viết của các anh chị du học sinh. Và các bạn cũng có thể inbox để được Vimiss tư vấn nha. 

Ngoài ra, theo mình, chăm chỉ tìm kiếm thông tin là điều quan trọng nhất. Mọi khâu chuẩn bị hồ sơ apply hay trước khi apply đều cần đến kỹ năng này. Đây cũng là điều cần làm trước khi mọi người nhắn tin hỏi bất kỳ ai về việc xin học bổng. Bạn có thể tìm hiểu về những thứ đơn giản trước như GPA là gì, HSK là gì, cần HSK mấy để xin học bổng,... Tất cả những thông tin cơ bản này đều có trên google và hoàn toàn có thể tìm kiếm chỉ với một nút click chuột. Nên mình mong là mọi người hãy rèn thói quen tìm kiếm thông tin, không chỉ trong việc du học, mà còn cả trong những công việc khác nữa. Điều này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống.

 Trên đây là những chia sẻ bổ ích của bạn Trịnh Thu Phương về phương pháp học tốt tiếng Trung cũng như kinh nghiệm apply học bổng du học Trung Quốc, đặc biệt là các lưu ý để viết một bản kế hoạch học tập hay, hoàn thiện, tạo ấn tượng tốt với thầy cô giáo. Hy vọng, bài viết này sẽ tiếp thêm động lực cho các bạn đang có nguyện vọng du học, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Du học VIMISS để được tư vấn và giải đáp nhé!

Có thể bạn quan tâm

ĐK tư vấn

ĐK học bổng

Gọi điện

Test học bổng

Đăng Ký Tư Vấn

Test khả năng đậu học bổng

Đăng Ký Học Bổng

Họ và Tên *
Email*
Điện Thoại*
Tỉnh Thành*
Bạn quan tâm học bổng quốc gia nào

Hotline tư vấn Hà Nội